KHÁI QUÁT CHỮ HÀN |
Hangul (Hangeul/ 한글) hay còn gọi là Choseongul (Joseongeul/조선글) là bảng chữ cái tượng thanh của người Triều Tiên dùng để viết tiếng Triều Tiên. Tên gọi ban đầu là Huấn dân chính âm (훈민정음; 訓民正音) gọi tắt là Chính âm (Jeong-eum, 정음).
Thoạt nhìn, Hangul trông có vẻ như kiểu chữ tượng hình, thực sự nó là chữ biểu âm. Mỗi đơn vị âm tiết bao gồm ít nhất hai trong số 24 tự mẫu (chamo/ chữ cái/ký tự):
Hangul gồm có 14 phụ âm và 10 nguyên âm cơ bản, ngoài ra trong lịch sử, bảng chữ cái Hangul còn có thêm một số nguyên âm và phụ âm khác nhưng ngày nay không còn được dùng.
Lịch sử
>> Xem thêm:
Một trang trong Hunmin Jeong-um (Huấn dân chính âm). Cột chữ Hangul, 나랏말ㅆ̖미, có các dấu phụ phát âm bên trái các đơn vị âm tiết.
Hangul được vị vua thứ tư vương triều Choseon là Thế Tông (Sejong/ 세종 대왕- 1418~1450) dưới sự giúp đỡ của các nhân sĩ trong Tập hiền điện (集賢殿, 집현전. Chiphyŏnjŏn) sáng tạo nên.
Hệ thống chữ viết này hoàn thành vào khoảng cuối năm 1443 ~ tháng 1 năm 1444, và ấn bản năm 1446 trong một tài liệu có tựa Huấn dân chính âm (Hunmin Jeong-eum) và đó cũng là tên của hệ thống ký tự mới này. Ở Hàn Quốc, ngày ấn bản của Huấn dân chính âm, 9 tháng 10, trở thành ngày kỷ niệm mang tên ngày Hangul.
Vua Thế Tông giải thích việc ông tạo ra chữ viết mới là chữ Hán (Hanja) dùng cho các văn bản tiếng Triều Tiên thường không chính xác và khó phổ cập cho tầng lớp bình dân vì khó học. Do vậy, người dân cần có một thứ chữ viết mới, phù hợp, dễ học hơn để giúp phổ biến kiến thức và truyền đạt tư tưởng của giai cấp lãnh đạo. Đồng thời nâng cao dân trí, nhanh chóng và dễ dàng xóa nạn mù chữ trong nhân dân. Huấn dân chính âm giải lệ viết rằng, một người bình thường có thể học xong Hangul trong một buổi sáng, chính vì vậy Hangul còn được gọi là achimgul (아침글).
Thời kỳ đầu, Hangul bị tầng lớp trí thức phản đối kịch liệt. Họ cho rằng chỉ có Hanja mới là chữ viết khoa học nhất. Chữ Hangul chỉ phổ biến trong tầng lớp bình dân và phụ nữ, trẻ em.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, vào cuối thế kỷ 16 Hangul thịnh đạt dần cùng với sự phát triển của hai trào lưu thi ca là Ca từ (歌詞, Kasa) và Thời điệu (時調, Sijo). Trong thế kỷ 17, các tiểu thuyết viết bằng Hangul trở nên phổ biến, mặc dù việc sử dụng Hangul vẫn chưa được xem là hợp pháp.
Học tiếng Hàn
Vào cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa dân tộc Triều Tiên phát triển mạnh mẽ khi Nhật Bản muốn tách Triều Tiên ra khỏi vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Hangul từ đó trở thành một biểu tượng quốc gia dân tộc đối với một số nhà cách mạng. Cuộc cải cách Giáp Ngọ (갑오 개혁) do các nhà chính trị theo Nhật khởi xướng đưa đến việc Hangul được chọn dùng trong các văn bản chính thức lần đầu tiên vào năm 1894. Hangul bắt đầu được dạy trong các trường phổ thông từ năm 1895, đến năm 1896 tờ báo Độc lập tân văn (獨立新聞, 독립신문, Tongnip Sinmun) viết bằng tiếng Anh và Hangul ra đời.
Sau khi Triều Tiên bị Nhật Bản thôn tính, năm 1910, Hangul vẫn được dạy tại các trường học cùng với tiếng Nhật, tuy nhiên sau đó bị cấm vì chính sách đồng hóa văn hóa của Nhật Bản.
>> Xem thêm:
Giới thiệu Hangul
Chamo (자모; 字母; tự mẫu/chữ cái/ký tự) hay natsori (낱소리) nghĩa là các chữ cái cấu thành bảng chữ cái Hangul.
Có tất cả 51 ký tự, trong đó 24 chữ tương đương với các chữ cái của bảng chữ cái Latin. 27 chữ còn lại là các chữ phức gồm hai, đôi khi ba, ký tự. Trong 24 chữ cái đơn thì 14 là phụ âm (ja-ŭm 자음, 子音, tử âm) và 10 là nguyên âm (mo-eum 모음, 母音, mẫu âm). Năm phụ âm đơn được nhân đôi để tạo thành năm phụ âm kép, trong khi đó 11 chữ phức khác được cấu thành từ hai phụ âm khác nhau. Mười ký tự nguyên âm đơn có thể kết hợp với nhau để tạo thành 11 nguyên âm đôi.
Dưới đây là bảng tóm tắt các ký tự đang được sử dụng :
- 14 phụ âm đơn: ㄱㄴㄷㄹㅁㅂㅅㅇㅈㅊㅋㅌㅍㅎ.
- 5 phụ âm kép: ㄲㄸㅃㅆㅉ.
- 11 phức từ phụ âm (phụ âm ghép) : ㄳㄵㄶㄺㄻㄼㄽㄾㄿㅀㅄ
- 6 nguyên âm đơn: ㅏㅓㅗㅜㅡㅣ
- 4 nguyên âm đơn ngạc hóa bằng y: ㅑㅕㅛㅠ
- 11 nguyên âm đôi: ㅐㅒㅔㅖㅘㅙㅚㅝㅞㅟㅢ
Các ký tự không còn được sử dụng:
- Những phụ âm đơn không dùng nữa là ㅿㆁㆆㅱㅸㆄ
- Những phụ âm kép không dùng nữa là ㅥㆀㆅㅹ
- Những phức từ không dùng nữa làㅦ ㅧ ㅨ ㅪ ㅬ ㅭ ㅮ ㅯ ㅰ ㅲ ㅳ ㅶ ㅷ ㅺ ㅻ ㅼ ㅽ ㅾ ㆂ ㆃ, và phức từ ba ㅩ ㅫ ㅴ ㅵ
- Nguyên âm đơn không dùngㆍ
- Các nguyên âm đôi không dùng ㆎㆇㆈㆉㆊㆋㆌ
Thứ tự các chữ cái
Bảng chữ cái Hangul không để lẫn phụ âm và nguyên âm như các bảng chữ cái Tây phương mà sắp xếp thứ tự theo kiểu Ấn. Tuy nhiên, các phụ âm đặt trước nguyên âm chứ không phải là sau như trong tiếng Phạn và tiếng Tạng.
Thứ tự hiện nay của các chữ cái phụ âm là:
ㄱ ㄲ ㄴ ㄷ ㄸ ㄹ ㅁ ㅂ ㅃ ㅅ ㅆ ㅇ ㅈ ㅉ ㅊ ㅋ ㅌ ㅍ ㅎ
Ký tự phụ âm kép được đặt ngay sau ký tự đơn mà chúng dựa trên. Không phân biệt giữa ㅇ câm và ㅇ giọng mũi.
Thứ tự của chữ cái nguyên âm là:
ㅏ ㅐ ㅑ ㅒ ㅓ ㅔ ㅕ ㅖ ㅗ ㅘ ㅙ ㅚ ㅛ ㅜ ㅝ ㅞ ㅟ ㅠ ㅡ ㅢ ㅣ
Trật tự Hangul được gọi là “trật tự ganada” (가나다 순), đặt theo ba phụ âm đầu tiên trong bảng chữ cái (g, n, và d) nối với nguyên âm đầu tiên (a).
Tên và cách đọc
Sau đây là tên chính thức của các chữ cái hiện nay
Mẫu tự |
Cách đọc tại Hàn Quốc |
Cách đọc tại Bắc Triều Tiên |
ㄱ |
giyeok (기역) |
gieuk (기윽) |
ㄴ |
nieun (니은) |
|
ㄷ |
digeut (디귿) |
dieut (디읃) |
ㄹ |
rieul (리을) |
|
ㅁ |
mieum (미음) |
|
ㅂ |
bieup (비읍) |
|
ㅅ |
siot (시옷) |
sieut (시읏) |
ㅇ |
ieung (이응) |
|
ㅈ |
jieut (지읒) |
|
ㅊ |
chieut (치읓) |
|
ㅋ |
kieuk (키읔) |
|
ㅌ |
tieut (티읕) |
|
ㅍ |
pieup (피읖) |
|
ㅎ |
hieut (히읗) |
|
Mẫu tự |
Cách đọc tại Hàn Quốc |
Cách đọc tại Bắc Triều Tiên |
ㄲ |
ssanggiyeok (쌍기역) |
doengieuk (된기윽) |
ㄸ |
ssangdigeut (쌍디귿) |
doendieut (된디읃) |
ㅃ |
ssangbieup (쌍비읍) |
doenbieup (된비읍) |
ㅆ |
ssangsiot (쌍시옷) |
doensieut (된시읏) |
ㅉ |
ssangjieut (쌍지읒) |
doenjieut (된지읒) |
Mẫu tự |
Cách đọc tại Hàn Quốc |
Cách đọc tại Bắc Triều Tiên |
ㅏ |
a (아) |
|
ㅐ |
ae (애) |
|
ㅑ |
ya (야) |
|
ㅒ |
yae (얘) |
|
ㅓ |
eo (어) |
|
ㅔ |
e (에) |
|
ㅕ |
yeo (여) |
|
ㅖ |
ye (예) |
|
ㅗ |
o (오) |
|
ㅘ |
wa (와) |
|
ㅙ |
wae (왜) |
|
ㅚ |
oe (외) |
|
ㅛ |
yo (요) |
|
ㅜ |
u (우) |
|
ㅝ |
wo (워) |
|
ㅞ |
we (웨) |
|
ㅟ |
wi (위) |
|
ㅠ |
yu (유) |
|
ㅡ |
eu (으) |
|
ㅢ |
ui (의) |
|
ㅣ |
i (이) |
Cấu trúc âm tiết
Không chữ cái nào có thể đứng một mình để biểu hiện tiếng Hàn. Thay vào đó, chamo được nhóm thành từng đơn vị âm tiết chứa ít nhất một thanh mẫu ở đầu (sơ thanh) và một nhân âm tiết ở giữa (trung thanh). Khi một âm tiết không có phụ âm đầu, thì kí tự rỗng ㅇ ieung được thêm vào.
Các đơn vị âm tiết thường được tạo thành từ hai hay ba ký tự :
- Hai ký tự : sơ thanh (một phụ âm hay nhóm phụ âm, hay kí tự rỗng ㅇ) + trung thanh (một nguyên âm hay nguyên âm đôi). VD : 가, 이, 화.
- Ba ký tự: sơ thanh + trung thanh + chung thanh (còn gọi là đuôi chữ- 받침, gồm một phụ âm hay một nhóm phụ âm). VD : 강, 닭, 밖.
Chính tả
Mãi cho tới thế kỉ 20, chưa có phép chính tả chính thức nào được thiết lập. Do cách nối vần, giọng địa phương khác nhau và nhiều lí do khác, một từ trong tiếng Hàn có thể có nhiều cách đọc khác nhau.
Sau cải cách Giáp Ngọ vào năm 1894, vương triều Choseon (Triều Tiên) và sau này là Đế quốc Đại Hàn bắt đầu sử dụng Hangul trong các văn bản chính thức. Dưới sự quản lí của triều đình, cách sử dụng Hangul đúng chính tả, được thảo luận cho đến khi bị Nhật Bản đô hộ năm 1910.
Triều Tiên Tổng Đốc Phủ (朝鮮総督府) người Nhật đã thiết lập cách viết kết hợp giữa Hanja và Hangul, theo cách viết của người Nhật.
Đến năm 1933, Hiệp hội Hangul do Ju Si-gyeong sáng lập đã đề nghị một phép chính tả mới, mạnh về đa âm vị (morphophonemic) đã trở thành khuôn mẫu cho các phép chính tả hiện đại toàn quốc. Sau khi Triều Tiên chia cách, phép chính tả ở phía Bắc và Nam đều có sự thay đổi riêng lẽ. Sách hướng dẫn chính tả Hangul có tên Hangeul matchumbeop, được chỉnh sửa lần cuối và được Bộ Giáo Dục phát hành ở Hàn Quốc năm 1988.
Cách viết
Vào thời Nhật Bản đô hộ, Hanja được dùng cho các từ gốc Hán (danh từ và động từ). Tuy vậy, ngày nay, Hanja bị cấm dùng hẳn tại CHDCND Triều Tiên, ở Hàn Quốc thì chỉ được dùng trong ngoặc để chú giải tên riêng và phân biệt các từ đồng âm khác nghĩa.
Các chữ số Ả Rập cũng được dùng với Hangul, chẳng hạn 2005년 7월 5일 (ngày 5 tháng 7, năm 2005).
Các chữ Latin, đôi khi cũng có thể tìm thấy trong các văn bản Hangul với ý nghĩa minh họa, hoặc các từ vay mượn chưa thể bản địa hóa được.
Hangul có thể viết dọc hoặc viết ngang. Kiểu viết truyền thống là theo kiểu Trung Quốc từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Ngày nay phổ biến cách viết ngang theo kiểu viết Latin.